THAM DỰ CUỘC THI “THẮM SẮC HOA NGHỊ LỰC”

THAM DỰ CUỘC THI “THẮM SẮC HOA NGHỊ LỰC”

 – Họ và tên: Ca Ngô Thanh Hằng

– Năm sinh: 20/01/2008

– Học sinh lớp: 9 –  Trung tâm HTPTGDHN Thành Phố Đà Nẵng

– Số điện thoại: 0911272557   Email: mythuyltttk@gmail.com

“ƯỚC MƠ TỪ NHỮNG LỜI RU”

       Sáng nay mẹ lại nhìn con âu yếm hỏi: “Ước mơ của con gái mẹ là gì nào?”.  Em cười nũng nịu chưa trả lời mẹ, trong lòng em có nhiều ước mơ lắm. Em làm sao có thể nói được khi ước mơ của em không dễ dàng như bao bạn khác.

       Ước mơ con hình hài nhọc nhằn từ ngày ấy … .

Qua lời ngoại kể… Em ở trong bụng mẹ mới được bảy tháng đã vội chào đời, khi cân nặng chỉ hơn một ký lô. Ba mẹ vui mừng biết mấy khi đón thành viên mới nhưng cũng lo lắng vô cùng khi em bé tí tẹo như miếng thịt đỏ hỏn. Em phải nằm ở bệnh viện đúng hai tháng mới được bác sĩ cho xuất viện về nhà. Và rồi gần năm tháng hay khóc quấy trong vòng tay yêu thương, vỗ về, chăm bẵm của ba mẹ, em ít khi cười, ánh nhìn thì lơ đễnh… Ba mẹ thốt lên “đôi mắt của con gái… lẽ nào?” Và thế là em được đưa đi bệnh viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh để kiểm tra sức khỏe, Bác sĩ bảo  mắt  cháu bị khiếm thị”. Ba mẹ ngỡ ngàng và hoang mang đến mức không muốn tin và cũng không dám chấp nhận sự thật ấy. Nhưng biết làm sao! Và rồi tình yêu thương bao la, sự hy sinh thầm lặng, những giọt nước mắt khóc thầm hằng đêm vì thương con của của ba mẹ đã cho em được cảm nhận bao điều thiêng liêng của đấng sinh thành, nhất là mẹ, mẹ giấu đi những giọt nước mắt để cho con được cười trong trẻo mỗi ngày. Mẹ mong con lớn khôn như bao trẻ thơ khác, mẹ lúc nào cũng chờ đợi một phép màu, và ba là người đã đưa con đến phép màu ấy. Đã hơn 8 năm rồi, ba vất vả đường xa, bảy chục cây số hằng tuần cùng con trên những chuyến xe đò, những chuyến xe dịch vụ, những cuốc xe ôm của bác tài xế già ngoài bến xe Đà Nẵng để cùng con đến trường. “Ba mẹ ơi! Con không nhìn thấy ba mẹ nhưng con cảm nhận được tình yêu lớn lao, sự hi sinh vô bờ của ba mẹ dành cho con. Ôi, với con đó là những lời ru, ươm những ước mơ ngọt ngào nhất”.

      Và rồi ước mơ lại được  ươm mầm từ mái ấm yêu thương   

Nếu ba mẹ là người đã sinh ra em bằng tất cả yêu thương thì thầy cô là ba mẹ thứ hai cho em cuộc sống diệu kì. Từ mái ấm Hướng Dương (thành phố Tam Kỳ)với bao bỡ ngỡ sợ sệt ban đầu, con đã đến với ngôi trường mang tên Nguyễn Đình Chiểu thành phố Đà Nẵng nay là Trung tâm HTPTGDHN (Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập) như một bước ngoặc ý nghĩa của tuổi thơ, ở đâu em cũng nhận được những tấm lòng thơm thảo chăm chút tận tình.

Yêu lắm là mái trường Nguyễn Đình Chiểu thân thương. Dẫu trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới. Cái ngày đầu đến trường cùng ba mẹ đã từng khiến em thấp thỏm lo sợ. “Liệu có ai đủ kiên nhẫn để chăm một đứa trẻ mà hai mắt không thấy đường, đi đứng cứ loạng choạng như mình không?  Và em đã khóc, khóc rất nhiều trong khoảng thời gian ấy, em sợ, sợ moị thứ, có lúc em đã né tránh việc đến trường, em sống khép kín và thu mình, đôi lúc mọi người còn nói em mắc bệnh tự kỷ. Thế nhưng rồi, bằng sự nỗ lực của bản thân, nhờ sự gần gũi, yêu thương, sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của thầy cô nơi mái trường ấy đã giúp em hòa nhập rất nhanh, em không còn cảm giác lo sợ  nữa, em vui hơn, dạn dĩ hơn và tự tin lên mỗi ngày. Thật vui khi em được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trong việc đọc, viết chữ cũng như làm nhiều việc tự phục vụ bản thân như tự ăn uống, tự vệ sinh cá nhân, …   Thật thú vị khi em  được tham gia nhiều hoạt động của lớp, của trường, em còn được dạy đàn, dạy hát. Còn nhớ buổi tập  hát đầu tiên, em cứ líu lưỡi giọng không vào được nhạc, tập đàn thì cứ mò mẫm, vụng về bấm từng nốt rời rạt. Ngày này qua ngày khác, cô giáo Lê Lan Phượng cùng thầy Phan Ngọc Sang đã không quảng khó nhọc bày vẽ cho em từng li, từng tí. Có lúc em lười biếng không chịu tập mà ham chơi, ham ngủ, thầy cô lại lựa lời dỗ dành, động viên. Từ chỗ không ham thích em đã cảm thấy được đàn, được hát là một niềm vui và cố gắng luyện tập siêng năng.

Làm sao em quên được cái lần em bị ốm, mẹ không ở gần bên. Cô Giang đã nấu cháo cá và đút cho em từng thìa nhỏ. Khi em không chịu uống thuốc và chê đắng thì cô đã ôm em vào lòng và động viên: “Con cố uống thuốc để khỏe mà đàn hát nghe Hằng”. Lời cô nói nhẹ nhàng, ngọt ngào cho em thêm sức mạnh. Thế là em chịu khó uống thuốc rồi em hết đau, tiếp tục tập đàn, tập hát. Cứ mỗi lần em hát, cô Phượng, thầy Sang lại  khen:“Con hát giọng trong trẻo và ngọt lắm! Đàn cũng có hồn nữa”, Ôi em vui sướng đến mức muốn chạy vòng  quanh trường để nói nói to lên rằng “Em cũng giỏi ư! Em cảm ơn thầy cô nhiều lắm lắm!” Niềm vui cứ vậy mà nhân lên. Em ước có thể hát cho bạn bè, cho ba mẹ, ông bà nghe lập tức.

Rồi một ngày kia, ngày con lên 8 tuổi. Cô Phượng báo tin “ Bé  Hằng chuẩn bị đi giao lưu văn nghệ ở  nhà Hát trưng Vương Đà Nẵng”,  Ôi ! Em nhảy cẩng lên, sung sướng vô cùng. Em có thể hát chỗ đông người ư? Em đã trở thành một ca sĩ nhí rồi ư? Ừ, lúc đó, em đã quên mình là người khiếm thị. Và rồi những năm sau đó cho đến bây giờ (em đã 15 tuổi), em được đi giao lưu văn nghệ ở nhiều nơi như Nha Trang, Hà Nội. Em không ngờ mình đã làm được điều kì diệu: đạt giải nhất Tiếng hát người khuyết tật thành phố Đà Nẵng 2 lần, rồi  đạt giải 3 hội thi Tiếng hát người khuyết tật toàn quốc khu vực miền Trung, 3 lần đạt xuất sắc Ngày hội trẻ em khuyết tật. Được giải A liên hoan tiếng hát người khuyết tật thành phố Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam. Và em cũng được vinh dự nhận giải thưởng Ươm mầm Trí Tuệ do Báo Quảng Nam tổ chức, nhiều lần được Liên đoàn Thành Phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam khen thưởng là con đoàn viên vượt khó, nổ lực vượt lên bản thân, học giỏi. Với em, mỗi cuộc thi và mỗi chuyến đi là một chuyến giao lưu học hỏi. Mặc dầu mắt em không nhìn thấy được gì nhưng  em vẫn có thể cảm nhận cuộc sống nhộn nhịp quanh mình. Đất nước có nhiều phong cảnh đẹp như trong tưởng tượng của em, gương mặt người ai cũng hiền từ phúc hậu như thầy cô giáo của em. Tất cả những điều em có được ấy là bởi công lao trời biển của ba mẹ, thầy cô – nhất là thầy cô nơi mái trường Nguyễn Đình Chiểu.

Mặc dầu là người khiếm thị nhưng em luôn cố gắng không ngừng trong học tâp và rèn luyện, với thành tích 8 năm liền là học sinh giỏi, em luôn tự nhủ mình phải cố gắng thật nhiều và nhiều hơn nữa để có thể đền đáp công ơn của ba mẹ và sự dìu dắt, yêu thương của thầy cô giáo như một bài báo đăng trên Báo Quảng nam đã viết về em: “Chuyện của bông hoa hướng dương- Bông hoa hướng dương ấy luôn vươn mình về phía ánh sáng”

       

Em đã từng mơ có đôi mắt sáng để được nhìn thấy cuộc sống xung quanh có những sắc màu gì, được nhìn thấy nụ cười của ba mẹ, của hai đứa em mình, của bạn bè… Bây giờ em muốn nói với mẹ rằng: “Ước mơ đó đã nhường chỗ cho mơ ước mơ khác: em muốn trở thành một giáo viên dạy nhạc hoặc là một ca sĩ trong tương lại”, “Giáo viên dạy nhạc cho những người khiếm thị”. Ôi cái công việc đáng tự hào đấy chứ ! Ca sĩ khiếm thị có giọng hát mượt mà! Tuyệt quá đi chứ! Chính thầy cô đã cho em niềm tin là chính mình. Và em  muốn truyền niềm tin ấy cho bao bạn khiếm thị khác.

Em muốn nói với ba mẹ rằng  “Con cảm ơn ba mẹ đã sinh ra con, đã vất vả vì con”. Em muốn nói với ba mẹ thứ hai của em nơi mái ấm Nguyễn Đình Chiểu rằng: “Em vô cùng biết ơn vì đã cho em – đưa trẻ kém may mắn – những năm tháng tuổi thơ thật đẹp, thắp cho em ngọn lửa niềm tin là chính mình, và nhất là chắp cho em đôi cánh ước mơ. Ôi ước mơ từ những lời ru ngọt ngào sẽ mãi nuôi dưỡng tâm hồn em trong giông bão gió cuộc đời”.