TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG 55 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỘI NGƯỜI MÙ VIỆT NAM

BÀI DỰ THI

TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG 55 NĂM XÂY DỰNG 

VÀ PHÁT TRIỂN HỘI NGƯỜI MÙ VIỆT NAM”  

Phần thứ nhất: Thông tin thí sinh tham dự cuộc thi

Họ và tên: Hoàng Văn Khương

Sinh ngày: 27/07/1976

Đơn vị công tác: Chi hội người mù Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập Đà Nẵng 

Số điện thoại liên hệ: 0365148729

Email: khuongndc@gmail.com

 

Phần thứ hai: Nội dung bài dự thi

  1. Trả lời câu hỏi: 

Hoàn cảnh ra đời lời dạy “Tàn nhưng không phế” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đây là lời nói của Bác với anh em thương binh tại Trường Thương binh hỏng mắt Hà Nội đêm giao thừa tết Bính Thân (1956).

Lời dạy: “Tàn nhưng không phế” của Người được lấy làm phương châm hoạt động của Hội từ năm 1969 và trong điều kiện Hội gửi báo cáo tình hình người mù với Bác.

Ý nghĩa của lời dạy đó trong hoạt động Hội và trong đời sống cán bộ, hội viên: Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất lớn với cán bộ hội viên toàn hội.  Là động lực để cán bộ hội viên toàn hội ra sức nổ lực thi đua học tập và lao động sản xuất, tuy không nhìn được ánh sáng nhưng người mù có thể lao động được từ bàn tay và khối óc của mình, trở thành những người có ích cho xã hôi. Hội viên toàn hội ngày càng thấm nhuần hơn lời dạy của Bác, vươn lên trong cuộc sống, đóng góp cho sự phát triển của Hội và quê hương, đất nước.

Nhiệm kì VI (2002 – 2007), Nhà nước trao tặng Hội Huân chương Độc lập hạng III

Nhiệm kì 2007- 2012, Nhà nước trao tặng Hội Huân chương Độc lập hạng II.

Nhiệm kì VIII (2012 – 2017), Nhà nước trao tặng Hội Huân chương Độc lập hạng I.

Cuộc vận động: Năm xóa mù chữ cho người mù 1991.

Cuộc vận động “Năm củng cố và phát triển tổ chức” 1993

Cuộc vận động: “Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng, hòa nhập với cộng đồng” năm 2007.

Chương trình hành động “Việc làm, xóa đói giảm nghèo” giai đoạn 2007 – 2012.

Cuộc vận động “Cải cách hành chính” năm 2013.

Các cuộc vận động và chương trình mà hội đang thực hiện: phối hợp cùng viện giáo dục Viêt Nam tổ chức chương trình chuyển đổi sách giáo khoa, thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, phối hợp với bộ kế hoạch đầu tư thực hiện chương trình cây gậy trắng trao ba nghìn cây gậy trắng cho người mù.

Điều lệ hội người mù việt Nam bao gồm: 8 chương và 28 điều. Tại điều 7 của chương II quy định nhiệm vụ của hội bao gồm:

– Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, Nghị quyết của Hội.

 – Tập hợp, động viên người mù vào tổ chức Hội, phát h    uy tình đồng tật, đoàn kết, giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất, cùng phấn đấu vươn lên hoà nhập vào cuộc sống gia đình và xã hội. Củng cố, phát triển tổ chức Hội và quan tâm chăm sóc hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hội viên nữ và trẻ em mù.

– Đại diện hội viên, tham gia kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

-Hòa giải tranh chấp, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

– Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình chăm lo đời sống cho hội viên góp phần nâng cao trình độ học vấn, dân trí, giải quyết việc làm, từng bước ổn định cuộc sống cho hội viên.

– Vận động sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện hỗ trợ hội viên mở rộng cơ hội tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế, việc làm, công nghệ thông tin, giao thông, công trình công cộng góp phần đẩy mạnh xã hội hoá công tác trợ giúp người mù.

– Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội, các pháp nhân trực thuộc Hội theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

– Xuất bản và phát hành tạp chí Đời Mới; chuyển đổi các tác phẩm đã được công bố sang các định dạng dễ tiếp cận cho người mù, người kém mắt hoặc người không có khả năng đọc chữ in theo quy định của pháp luật.

– Cùng với các tổ chức khác thực hiện nghĩa vụ thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tham gia phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai, đẩy lùi tệ nạn xã hội, ngăn ngừa tai nạn lao động, phòng chống mù lòa.

– Hàng năm báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.

– Lập và lưu giữ tại trụ sở Hội đơn xin gia nhập, danh sách hội viên, chi hội; hồ sơ thành lập văn phòng đại diện, các đơn vị thuộc và trực thuộc Hội; sổ sách, chứng từ tài chính, tài sản và biên bản các cuộc họp ban lãnh đạo Hội.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Công Tiễu: Nhiệm kỳ I (1969 – 1981)

Huỳnh Đình Thảo: Nhiệm kỳ II (1981 – 1987)

Đinh Thuyên: Nhiệm kỳ III (1987 – 1992), Nhiệm kỳ IV (1992 – 1997)

Đào Soát: Nhiệm kỳ V (1997 – 2002), Nhiệm kì VI (2002 – 2007), Nhiệm kì VII (2007 – 2012)

Cao Văn Thành: Nhiệm kì VIII (2012 – 2017)

Phạm Viết Thu: Nhiệm kì IX (2017 – 2022)

Chương trình vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm của Hội người mù Việt Nam được triển khai năm 1992.

 Mức vay của cá nhân lần đầu là 15 triệu, lần hai trở đi cao nhất là 30 triệu.

Thời gian, địa điểm Hội Người mù Việt Nam tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa đầu tiên: Ngày 15/1/1970, hội người mù Việt Nam thành lập một số lớp chữ nổi bổ túc văn hóa đầu tiên.

Địa điểm tại trường cấp I, II Phan Chu Trinh (Hội lấy tên là Trường Nguyễn Đình Chiểu). 

Trung tâm Đào tạo cán bộ Phục hồi chức năng của Hội đi vào hoạt động vào ngày 20 tháng 10 năm 1997.

        Đến nay, Trung tâm đã đào tạo được 81 khoá học.  

  Tạp chí Đời Mới được bắt đầu hình thành vào tháng 3 năm 1970 và có tên là tờ “tin tức hoạt động”. 

Năm 1988, Tạp chí đời Mới trở thành tạp chí chính thức trong hệ thống báo chí quốc gia.

Hiện nay tạp chí hoạt động dưới ba loại hình chữ braile, tạp chí truyền thanh và chữ in bình thường. 

Ngoài Tạp chí Đời Mới, TW Hội còn có những kênh truyền thông chính thức là: kênh youtube và trang Fanpage “Hội người mù Việt Nam và trang web “hnmvn.vn”

 

Hội Người mù Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội Người mù thế giới từ năm năm 1998.

      Năm 2018 tổ chức thành công Hội thảo “Thúc đẩy phê chuẩn và thực hiện Hiệp ước Marrakesh nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận thông tin, tài liệu cho người khuyết tật”.

     Năm 2018  tổ chức lớp tập huấn massage nâng cao do các giáo viên Hàn Quốc trực tiếp giảng dạy.

    Giai đoạn 2017 – 2019 thực hiện dự án “Khảo sát, xác minh, phổ biến Trung tâm giáo dục công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và cuộc sống của người khiếm thị” do Công ty Nippon Telesoft – Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản -JICA tài trợ. 

10.

       Thời gian Trung ương Hội quyết định thành lập tổ chức Nữ công trong các cấp Hội là năm 1998.  

       Ban Công tác phụ nữ mù được đổi tên thành Ban Phụ nữ và trẻ em vào năm 2016.

      Chương trình hỗ trợ phụ nữ đang được toàn Hội triển khai là: nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của phụ nữ trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Hội LHPN Việt Nam và Hội người mù Việt Nam; tạo điều kiện để phụ nữ mù phấn đấu vươn lên, tham gia các hoạt động xã hội, hoà nhập với cuộc sống cộng đồng; tăng cường phối hợp giữa Hội LHPN và Hội người mù trong các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ nói chung, phụ nữ mù nói riêng.

     Thời gian của Diễn đàn Trẻ em khiếm thị Việt Nam lần thứ nhất được diễn ra từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 8 năm 2022.

      Chủ đề của Diễn đàn Trẻ em khiếm thị Việt Nam lần thứ nhất “Chung tay vì sự bình đẳng hoà nhập cộng đồng của trẻ khiếm thị”.

  1. Tự luận

HƯƠNG THI GIAN

Hoàng Văn Khương

Năm mươi lăm năm một chặng đường

Kiên trì, nỗ lực gửi yêu thương

Hạnh phúc người mù bao thế hệ

Đường sáng cùng nhau dệt niềm tin.

Chiến tranh ác liệt không chùn bước

Thiếu thốn trăm bề vẫn vượt qua

Dựng xây tổ chức, cơ sở mới

Mái ấm yêu thương mọi mảnh đời

Dạy nghề, lập nghiệp cùng chia sẻ

Mơ ước nở hoa từ bàn tay

Kính nâu, gậy trắng ta hoà nhập

Cuộc sống tươi vui bỗng hoá gần.

Chung hội, chung lòng cùng sinh hoạt

Kinh tế, chức năng được phục hồi

Vun đắp ước mơ xây đời mới

Hạnh phúc người mù sáng từ đây.