NHỚ VỀ TRƯỜNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

NHỚ VỀ TRƯỜNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

                                                  Phan Hoàng Dũng (nguyên Hiệu trưởng nhà trường)

 Trường Phổ thông Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu TP Đà Nẵng được thành lâp năm 1992 đến nay vừa tròn 20 năm. Khi nói đến quá trình thành lập và phát triển của nhà trường, chúng ta nhớ đến thấy giáo Trương Đình Nam, người Hiệu trưởng đầu tiên. Thầy giáo Trương Đình Nam lúc bấy giờ đang là Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư Phạm Quảng Nam – Đà Nẵng ( nay chuyển thành trường Đại học Sư Phạm).

Với tầm nhìn của người quản lý giáo dục và tấm lòng nhân hậu đối với trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng, thầy xác định trẻ khuyết tật cũng phải được học tập như những trẻ em bình thường. Thầy đã tham mưu cho lãnh đạo Sở Giáo dục- Đào tạo, Ủy ban ND tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng và được sự chấp thuận của cấp trên, năm 1992 trường Phổ Thông Đặc Biệt Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Quảng Nam –Đà Nẵng ra đời (nay là trường PT Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu TP Đà Nẵng).

Những nghoa-phuongày đầu hoạt động của nhà trường hết sức khó khăn vì nguồn nhân lực chỉ có 11 người gồm cán bộ, công nhân viên, giáo viên chuyển từ trường Cao đẳng Sư phạm sang song chưa có chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật. Cơ sở vật chất chỉ có một dãy nhà cấp 4 xuống cấp và một số bàn ghế cũ cùng với diện tích đất 1200 m2 nằm trong khuôn viên trường CĐSP. Với kinh nghiệm của người quản lý giáo dục lâu năm, thầy Trương Đình Nam đã xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường như sau : Gấp rút xây dựng đội ngũ, bồi dưỡng giáo viên chuyên ngành; xây dựng cơ sở vật chất. mở rộng mối quan hệ xã hội. Nhưng những kế hoạch đang được triển khai thì thầy Trương Đình Nam lâm bệnh qua đời (1993). Thầy mất đi nhưng ý tưởng của thấy về việc xây dựng nhà trường đã được cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường đã thực hiện một cách có hiệu quả.

Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu TP Đà Nẵng ra đời muộn hơn ở TP Hồ Chí Minh  và Hà Nội. Khu vực miền Trung có những đặc thù riêng nên đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải xác định được những khó khăn và thuận lợi để đưa ra được hướng phát triển của nhà trường. Đẩy mạnh nguồn thu để học sinh đến trường không phải đóng một khoản phí nào; gấp rút xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn về giáo dục khuyết tật bằng cách gửi giáo viên đi học tập kinh nghiệm ở các trường bạn, mời các chuyên gia trong và ngoài nước về bồi dưỡng cho giáo viên tại trường; tập trung xây dựng cơ sở vật chất cần thiết cho học sinh như phòng ở, phòng ăn, phòng học và phòng sinh hoạt… Ngoài việc giảng dạy văn hóa, nhà trường đã tiến hành dạy các nghề cho học sinh như: nghề làm thủ công, âm nhạc, massage… Bên cạnh những kế hoạch ngắn hạn học kỳ, năm học nhà trường còn phải xây dựng kế hoạch dài hạn; xác định vị trí của nhà trường trong địa phương và khu vực; xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng đội ngũ CB, GV, CNV có tâm huyết và trình độ chuyên môn; xây dựng chương trình học tập qua từng cấp học, hình thức học( hòa nhập, chuyên biệt, bán hòa nhập).

Những người đã và đang công tác tại trường sẽ còn lưu lại nhiều kỷ niệm trong quá trình phát triển đi lên của nhà trường. Khi triển khai công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh Tiểu học và Trung học Cơ sở., trước tiên trường Nguyễn Đình Chiểu đã làm việc với BGH trường Thực hành Sư phạm nhận ngay được sự hỗ trợ của trường bạn nhưng sau đó Hồi đồng Sư phạm nhà trường băn khoăn vì chưa bao giờ dạy cho trẻ khiếm thị. Vì lí do đó, trường Nguyễn Đình Chiểu tổ chức cho BGH, giáo viên trường đi tham quan tại trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội. Sau khi thấy thực tế học sinh khiếm thị học hòa nhập có kết quả, BGH và Hội đồng Sư phạm trường Thực hành Sư phạm đã nhận học sinh khiếm thị vào học tại trường.

                       Cũng tương tự như vậy đối với học sinh hòa nhập ở bậc Trung học Phổ thông, khi trường Nguyễn Đình Chiểu làm việc với  BGH trường Trung học Bán công Trần Phú, đồng chí Hiệu trưởng vui vẻ nhận lời. Nhưng khi triển khai phương thức giáo dục hòa nhập, Hội đồng Sư phạm nhà trường cũng lo lắng vì không biết làm thế nào để dạy được học sinh khiếm thị ở bậc Phổ thông Trung học. Trường Nguyễn Đình Chiểu cũng đã mời thầy Hiệu trưởng trường Trần Phú vào TP Hồ Chí Minh tham quan học sinh khiếm thị học hòa nhập tại trường PTTH Bán công Nguyễn An Ninh và đã thấy rõ các em khiếm thị học hòa nhập bậc Phổ thông Trung học không thua gì các em học sinh bình thường. Từ đó, trường Phổ thông Trung học Bán công Trần Phú đã nhận học sinh  khiếm thị vào học tại trường.

                      Năm 2004, UBND TP Đà Nẵng giao cho trường Nguyễn Đình Chiểu khu đất 5400 m2  (khu đất đối diện với tượng phật) để xây dựng cơ sở mới. Lúc đó,  toàn bộ khu đất là một vùng đất cát hoang vu, còn xung quanh là đầm lầy, không có đường ôtô chở đất vào san ủi mặt bằng. Nếu triển khai dự án chậm trễ thì sẽ mất cơ hội nhận được sự tài trợ của các tổ chức UNELEVER và Đông Tây Hội Ngộ. Do vậy, BGH trường Nguyễn Đình Chiểu đã báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Sở đồng ý cho nhà trường và Công ty Xây dựng thuê đất của dân để mở đường vào đổ đất san lấp mặt bằng theo đúng với các thỏa thuận đầu tư. Tất cả những khó khăn đã được khắc phục hoàn toàn. Cuối cùng trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu đã có một cơ sở khang trang cộng với đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và rất tâm huyết.

Là một người từng công tác tại trường ( từ năm 1992- 2002), sau mỗi lần ghé thăm trường, cũng như nhiều người khác, tôi đã cảm nhận được sự đi lên, phát triển bền vững của nhà trường: đội ngũ lãnh đạo vững vàng, năng động, sáng tạo, đoàn kết. Giáo viên và nhân viên có chuyên môn sâu, có tinh thần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. Học sinh được chăm lo chu đáo từ nơi ăn, ở, sinh hoạt đến điểm học tập, được tham quan nhiều hoạt động văn hóa xã hội. Có thể nói trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu đị lên từ những khó khăn nhất nhưng nay đã vững vàng và ở đó mãi mãi có những con người  luôn  đón nhận, nuôi dạy và dìu dắt các em khuyết tật sớm hòa nhập với cộng đồng.